1. Giới thiệu
Từ 2015 Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh được Bộ Giáo dục & Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Khoa học máy tính (KHMT) theo quyết định số 54/QĐ-BGDĐT ngày 8/1/2015. Đây là bước tiến quan trọng mang tính đột phát trong sự nghiệp đào tạo ở Khoa CNTT và nhà trường.
Chương trình đào tạo Thạc sỹ KHMT được cập nhật thường xuyên và thiết kế mang tính mở, hội nhập, chuyên sâu theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng đảm bảo sự kế thừa từ chương trình đào tạo bậc Đại học giúp học viên dễ dàng thích ứng với học phần trong chương trình học.
Đội ngũ giảng viên cơ hữu tham gia đào tạo tại Khoa CNTT có 2 PGS-TS, 17 TS và hơn 10 giảng viên thỉnh giảng là các nhà nghiên cứu đầu ngành trong nhiều lĩnh vực. Ngoài ra hiện nay có 10 giảng viên của Khoa CNTT đang được gởi đi đào tạo nghiên cứu sinh trong và ngoài nước. Đây là nguồn bổ sung dồi dào về nguồn nhân lực chất lượng cao trong công tác nghiên cứu, đào tạo của Khoa CNTT nói riêng và nhà trường nói chung.
Hàng năm, đội ngũ giảng viên của Khoa tham gia nghiên cứu khoa học và công bố kết quả nghiên cứu trên nhiều tạp chí chuyên ngành và hội thảo uy tín trong và ngoài nước, trong đó có những tạp chí có hàm lượng khoa học cao nằm trong danh mục SCI, SCIE và ISI. Ứng dụng một số hướng nghiên cứu của mình, nhiều giảng viên trong Khoa đang chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Thành phố, nhà trường.
Song song với việc đầu tư về nhân lực, chương trình, nhà trường cũng đầu tư nhiều phòng nghiên cứu chuyên đề cùng trang thiết bị phục vụ cho các nhu cầu của học viên: phòng thí nghiệm tính toán song song, phòng nghiên cứu của Khoa hợp tác với doanh nghiệp: IC@MIP Lab, Phòng thí nghiệm Mobile, Phòng thí nghiệm hệ thống mạng, Phòng thí nghiệm an toàn thông tin, Phòng thí nghiệm Big Data, Phòng thí nghiệm Hệ thống thông tin …
2. Tuyển sinh
- Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm: 50 học viên (2 đợt)
- Phương thức tuyển sinh: xét tuyển
- Đối tượng tuyển sinh: Ngoài việc tuyển sinh các học viên có bằng tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành Khoa học máy tính, chương trình đào tạo còn cho phép các học viên tốt nghiệp đại học ở các ngành gần (Kỹ thuật phần mềm; Truyền thông và mạng máy tính; Kỹ thuật máy tính; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin; Kỹ thuật điện, điện tử; Kỹ thuật điện tử, truyền thông; Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Kỹ thuật Y sinh; Thương mại điện tử; An toàn thông tin) được học bổ sung một số học phần để xét tuyển đầu vào.
3. Chương trình đào tạo
- Theo 2 định hướng: nghiên cứu và ứng dụng (cập nhật năm 2022)
- Số tín chỉ: 60 tín chỉ (học viên được chuyển đổi tối đa 15 tín chỉ từ chương trình đại học đối với một số học phần phù hợp sang các học phần của chương trình thạc sĩ)
- Thời gian học: 2-3 học kỳ học các học phần chuyên ngành/chuyen đề và học kỳ thực hiện luận văn thạc sĩ (hoặc đề án tốt nghiệp).
- Thời gian học chủ yếu ngoài giờ hành chính, phương pháp giảng dạy kết hợp trực tiếp, gián tiếp và hệ thống học tập trực tuyến.
4. Đội ngũ giảng viên duy trì ngành
Danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu duy trì ngành (cập nhật năm 2022)
5. Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, các Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Máy tính có thể tham gia làm cán bộ giảng dạy tại các Trường Đại học, Cao đẳng, tham gia nghiên cứu chuyên sâu về ngành nghề máy tính tại các viện nghiên cứu, tham gia công tác quản lý tại Sở khoa học công nghệ, Sở thông tin truyền thông và Sở Bưu chính viễn thông tại các địa phương. Ngoài ra, có khả năng tham gia nghiên cứu, phát triển và triển khai các dự án tại các doanh nghiệp.
Học viên sau khi tốt nghiệp hoàn toàn tự tin trong việc tìm kiếm các cơ hội ở bậc đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính trong và ngoài nước.
6. Địa chỉ liên hệ
- Đăng ký và nộp hồ sơ
Viện Đào tạo quốc té và Sau đại học (tầng trệt nhà B).
Website: http://ipe.iuh.edu.vn/
Email: sdh@iuh.edu.vn
Điện thoại: 0283 8940 390 – 106
- Hỗ trợ thông tin
Website Khoa CNTT: http://fit.iuh.edu.vn
Văn phòng Khoa CNTT – Lầu 1, nhà H
Email: daotao.fit@iuh.edu.vn